KẾ HOẠCH KINH DOANH QUÁN PHỞ BÒ CHI TIẾT

Phở bò là món ăn truyền thống của nước ta có nguồn gốc từ Hà Nội và Nam Định. Đây là món ăn tổ hợp các chất vị có nguồn gốc từ động vật và thực vật tự nhiên.

Nguồn gốc của phở bò

Tài liệu đầu tiên nhắc đến phở là cuốn từ điển Hán- Việt Nhật dụng thường đàm của tác giả Phạm Đình Hổ biên soạn vào năm 1827. Có nhiều nguồn tài liệu cho rằng nguồn gốc phở bò từ nhiều nơi khác nhau như Quảng Đông, Pháp…và cho đến những năm đầu thế kỷ 21 thì phở bò chính thức có mặt và trở nên phổ biến ở Việt Nam. Với nhiều người, phở mang ý nghĩa nhiều hơn một món ăn thuần túy, đó là một nét văn hóa ẩm thực – xã hội – kinh tế đặc trưng của chốn thị thành Việt Nam hiện đại.

Với sự phổ biến nhanh chóng, ngày nay phở đã có những phương pháp chế biến và hương vị khác nhau và có những tên gọi để phân biệt 3 miền như: phở Bắc (miền Bắc), phở Huế (miền Trung), phở Sài Gòn (miền Nam).

Chính vì sự nổi tiếng đó của phở mà ta có một cơ sở vững chắc để có thể kinh doanh một quán phở có lời.

Kế hoạch kinh doanh quán phở bò chi tiết

Vốn kinh doanh:

Đầu tiên, bạn cần xác định nguồn vốn mình có để xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp

Bạn cần chuẩn bị vốn đầu tư sẽ trang trải các chi phí:

  • Tiền đặt cọc thuê mặt bằng và tiền thuê mặt bằng cho tháng bán đầu tiên
  • Chi phí sửa chữa mặt bằng, mua sắm bàn ghế, dụng cụ và trang trí quán ăn
  • Dự phòng chi phí hoạt động cho 3 tháng đầu của quán

Tùy thuộc vào số vốn bạn có mà mô hình kinh doanh có thể khác nhau. Bạn cần đảm bảo luôn có nguồn vốn dự trữ linh hoạt để có thể đề phòng 1 số trường hợp xảy ra bất ngờ.

Khảo sát thị trường:

Việc lựa chọn địa điểm kinh doanh là vô cùng quan trọng, nó chiếm tới 50% độ thành công của quán phở. Bạn nên chọn những khu vực đông dân cư như gần trường học, cơ quan hay những nhà máy có nhiều công nhân… đó là những nơi nhu cầu ăn phở cao.

Bên cạnh đó, bạn cần khảo sát về những khu vực xung quanh xem đã có nhiều quán phở hoạt động hay chưa, chất lượng của món phở hay giá thành của những quán phở đó. Từ đây, bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ và vạch ra những lựa chọn về địa điểm, mặt bằng mở quán của mình.

Lên thực đơn:

Thực đơn là chi tiết quan trọng giúp bạn tạo niềm tin ở khách hàng. Gọi là quán phở nhưng sẽ có rất nhiều loại phở khác nhau để bán. Điều này bạn cần cân nhắc vào sở trường, khả năng của mình để lên thực đơn món ăn. Thực đơn cũng có thể kết hợp thêm những món liên quan đến thịt bò như cơm chiên thịt bò, phở xào, phở cuốn và các loại nước uống cũng khá phù hợp. Sau khi đã có thực đơn như ý, bạn hãy xem xét lại đối tượng khách hàng mình hướng đến, chất lượng tô phở để định giá bán cụ thể cho từng món ăn.

Danh sách những thiết bị, dụng cụ cần mua:

Các dụng cụ có thể liệt kê như sau:

Nồi nấu phở bằng điện với ưu điểm nấu nước dùng nhanh, đảm bảo trọn vẹn độ ngon ngọt, dinh dưỡng của nước xương, tiện lợi trong quá trình sử dụng

Các loại dụng cụ chế biến các món ăn khác như chảo, dụng cụ chứa đựng, cắt gọt như thớt, xong nồi, chảo, dao, kéo…

Thiết bị lưu trữ thực phẩm sống và chín như tủ lạnh, lò vi sóng…

Tô, bát, dĩa, đũa, muỗng…phục vụ khách hàng

Bàn ghế cho khách hàng sử dụng tại quán

Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng, ổn định, giá hợp lí:

Để làm giảm chi phí cũng như giữ món phở của bạn luôn hấp dẫn để níu giữ khách hàng, bạn nên khảo sát, tìm hiểu nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu khác nhau sau đó lựa chọn địa điểm nào uy tín, nguyên liệu luôn tươi ngon và cung cấp ổn định. Nguồn thịt phù hợp cho kinh doanh quán ăn là thịt đông lạnh nhập khẩu, giúp bạn bảo quản nguyên liệu lâu và nguồn cung luôn ổn định

Tuyển nhân lực:

Tuyển dụng: ở quy mô nhỏ thì bạn cần cân nhắc việc thuê nhân viên vừa đủ, tránh có chi phí lớn trong giai đoạn đầu. Trong giai đoạn này, đầu bếp đóng vai trò hết sức quan trọng, phải có những đầu bếp chuyên môn về nấu phở.

  • Quán mới mở bạn nên thực hiện vai trò quản lý một cách sát sao, cân đối lại tài chính cùng với khả năng sinh lời của quán phở.
  •  Pháp lý: sau khi đã thuê mặt bằng, bạn có thể đến phường, xã nơi bạn dự định mở quán để đăng ký giấy phép kinh doanh. Với hình thức cơ sở kinh doanh bạn sẽ đóng thuế khoá.

Kế hoạch quảng cáo, marketing:

Bên cạnh việc kinh doanh trực tiếp thì bạn có thể quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của mình đến nhiều khách hàng hơn nhờ các kênh mạng xã hội như: facebook, zalo, instagram, tiktok… và liên kết các trang bán hàng như foody, grab food, now, baemin…

Hi vọng với kế hoạch kinh doanh quán phở gợi ý trên đây sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

Địa chỉ cung cấp nguyên liệu thịt cho quán ăn của bạn

Đến với Thịt bò Hữu Nghị, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm của chúng tôi. Bởi nhập khẩu trực tiếp thịt từ nhà cung cấp số 1 Australia về Việt Nam. Được bảo quản và kiểm dịch bởi Cục Thú y Việt Nam trên từng sản phẩm.

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhiều năm gắn bó trong nghề, luôn giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng từ chất lượng, giá cả đến vận chuyển. Hứa hẹn sẽ mang đến cho khách hàng các sản phẩm tươi ngon và đạt chất lượng tốt nhất.

Ở THỊT BÒ HỮU NGHỊ, thịt được nhập khẩu có đầy đủ giấy tờ chứng nhận nguồn gốc rõ ràng. Tất cả sản phẩm đều được giữ vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO. Cam kết giá rẻ hơn thị trường, nguồn hàng ổn định. Ngoài ra, công ty còn có các chính sách hỗ trợ khách hàng như cắt thịt theo yêu cầu, đóng bịch hút chân không, đóng thùng xốp và giao hàng nhanh trong ngày. Vào những dịp lễ tết hoặc định kỳ vài tuần sẽ có các chương trình khuyến mãi cho các khách hàng thành viên của công ty.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 0901 892 898 hoặc truy cập vào website http://thitbohuunghi.com để chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất có thể về thông tin sản phẩm, đặt hàng và giao hàng tận tay.

Xem thêm:

MUA THỊT TẠI THỰC PHẨM HỮU NGHỊ CÓ NHỮNG LỢI ÍCH GÌ?

3 CÁCH NẤU BÒ KHO CHUẨN BỊ ĐỂ BÁN HÀNG

PHẦN THỊT NÀO CHUYÊN DÙNG CHO PHỞ TÁI?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *